Gốm sứ Phúc Lai Thành

Từ Cửu đỉnh triều Nguyễn đến sáng tạo đương đại trên nền gốm sứ Bát Tràng

18 tháng 12 2024
Hạnh Phạm

Từ Cửu đỉnh triều Nguyễn đến sáng tạo đương đại 

Cửu đỉnh là một trong những di sản văn hóa đặc biệt của triều Nguyễn, năm 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng là Bảo vật quốc gia. Đó là chín chiếc đỉnh đồng được vua Minh Mạng cho đúc năm 1835 để làm một biểu tượng về sức mạnh trường tồn của triều đại, về sự hưng thịnh của quốc gia Đại Nam.

Điều đặc biệt và độc đáo nhất chính là các hình ảnh mang tính biểu tượng được đúc chạm trên Cửu đỉnh. Mỗi đỉnh được đúc nổi hoàn thiện 17 hình ảnh, bao gồm các loại hình như thiên tượng, linh vật, lãnh hải, sông núi, cầm thú, côn trùng, thảo mộc, kiến trúc, xe kiệu,  thuyền bè vũ khí và hai chữ Hán mang tên đỉnh.

Tất cả các bức chạm khắc đúc đồng này dường như đã khái quát thành “bách khoa toàn thư” về một quốc gia Đại Nam giàu có và cường thịnh dưới thời Minh Mạng. Tháng 5.2024, những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh triều Nguyễn đã chính thức được UNESCO vinh danh Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tác phẩm trưng bày của Phúc Lai Thành được nghệ nhân vẽ tay trên nền sứ men lam

Cửu đỉnh được xem là biểu tượng cho sức mạnh của triều đình nhà Nguyễn và là biểu tượng đỉnh cao của văn vật Đại Nam. Sau khi đúc xong vào tháng giêng năm Đinh Dậu (1837), chín chiếc đỉnh này được thiết trí tại Thế Miếu từ đó đến ngày nay.Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tiến Đạt- Chủ thương hiệu sứ Phúc Lai Thành Bát Tràng

Từ năm 2022, với mong muốn tôn vinh và phát huy các giá trị di sản nghệ thuật của tiền nhân, nhóm giảng viên họa sĩ và sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội đã nghiên cứu, xây dựng dự án thực hiện bộ tranh khắc gỗ về đất nước Việt Nam trên Cửu đỉnh. Các bức tranh khắc gỗ này không đơn giản là sự chuyển thể từ các tác phẩm đúc đồng trên Cửu đỉnh, mà còn hướng tới sự tìm tòi về hình thức biểu đạt mới trong cái nhìn “đối thoại thẩm mỹ” giữa cái cũ ổn định và cái mới tiếp biến, giữa quá khứ và hiện tại. Hình thức này vừa dựa trên ngôn ngữ nghệ thuật khắc gỗ dân gian (như lối cắt mảng, tạo nét), kết hợp với ngôn ngữ của nghệ thuật khắc gỗ hiện đại (như cách tạo không gian bằng chính những nét khắc, tạo mache) để tạo nên sự rung cảm khác biệt ở mỗi bức tranh khắc gỗ.

Nhóm tác giả tham gia dự án gồm: họa sĩ, PGS. TS Trang Thanh Hiền, các họa sĩ Trần Mỹ Anh, Vũ Phương Anh, Nguyễn Thu Nga, Trần Quốc Đức, Nguyễn Xuân Huy, Trần Nhật Nhi. 81 tác phẩm tranh khắc gỗ được lấy cảm hứng từ hình mẫu 162 bức đúc đồng trên Cửu đỉnh, sẽ ra mắt trong triển lãm “Âm vọng – từ Cửu đỉnh Triều Nguyễn đến sáng tạo đương đại” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, từ ngày 08/12 đến 20/12/2024. 

Không chỉ dừng lại với những bức tranh khắc gỗ, triển lãm còn có sự tham gia của các nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng là Nguyễn Tiến Đạt, Phạm Tiến Thanh và nhà thiết kế thời trang Nguyễn Thị Ngọc Lan. Các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm khu Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Với thương hiệu gốm sứ vẽ tay Phúc Lai Thành, đây là lần đầu tiên, trên chất liệu gốm sứ – đồ gia dụng và đồ thờ, với những màu men lam triều Nguyễn, men hỏa biến, những hình ảnh từ Cửu đỉnh triều Nguyễn lần nữa được tôn vinh. Tất cả sẽ như một bản hòa tấu, đem đến cho công chúng những cách nhìn khác về di sản.

Phúc Lai Thành luôn đi đầu trong dòng men lam Huế và sản xuất các sản phẩm thờ cúng tâm linh mang tính độc bản và mang đậm dấu ấn riêng của từng khách hàng.

Chúng tôi cam kết sẽ mang lại những trải nghiệm tốt lành đến với tất cả các khách hàng khi ghé thăm và đặt hàng.

Trích nguồn thông tin sự kiện :https://tapchimythuat.vn/thong-tin-su-kien/tu-cuu-dinh-trieu-nguyen-den-sang-tao-duong-dai/

THÔNG TIN LIÊN HỆ : SỨ PHÚC LAI THÀNH SỐ 17 CHỢ GỐM BÁT TRÀNG, GIA LÂM, HÀ NỘI.

HOTLINE: 0987 805 558

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan